Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế (Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế)
4.5
80
Lượt xem
3
Đã bán
Chọn sản phẩm
1 năm
  • 1 năm
  • 2 năm
  • 3 năm
101.000₫
Thành tiền 101.000₫
Thông tin xuất bản
Năm XB:
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
16 x 24
Số trang:
554
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:
978-604-57-9673-3

Ngày 03/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, trong đó nhấn mạnh mục tiêu kép vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Các cơ quan truyền thông nói chung và các cơ quan truyền thông chính sách nói riêng đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức. Chuyển đổi số vừa là cơ hội, vừa là thách thức. Nếu thực hiện chuyển đổi số thành công, đó sẽ là cơ hội cho cơ quan truyền thông đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao hiệu quả thông tin và phục vụ công chúng. Ngược lại, chuyển đổi số có thể trở thành rào cản đối với quá trình hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa hoạt động của cơ quan truyền thông, khiến cơ quan truyền thông tụt hậu trong môi trường truyền thông số và hội nhập quốc tế.

Nhằm cung cấp tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách; tài liệu giảng dạy, học tập cho các giảng viên, học viên chuyên ngành báo chí, truyền thông và độc giả muốn tìm hiểu vấn đề này, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế) trên cơ sở chọn lọc 42 bài tham luận của các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu, chuyên gia, giảng viên tại Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách trong bối cảnh chuyển đổi số và hội nhập quốc tế” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Nhân Dân và Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) phối hợp tổ chức tháng 11/2022. Nội dung cuốn sách được chia thành năm phần chính:

Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về truyền thông chính sách;

Phần thứ hai: Phương tiện truyền thông và truyền thông chính sách;

Phần thứ ba: Công chúng truyền thông chính sách;

Phần thứ tư: Kinh nghiệm quốc tế về truyền thông chính sách; Phần thứ năm: Đào tạo nguồn nhân lực truyền thông chính sách.


Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Bình luận

0/1500

Sách cùng chủ đề

Sách cùng chủ đề

Xem toàn bộ