Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý và vai trò bảo vệ quyền con người (Sách chuyên khảo)
4.5
14
Lượt xem
3
Đã bán
Chọn sản phẩm
1 năm
  • 1 năm
  • 2 năm
  • 3 năm
92.000₫
Thành tiền 92.000₫
Thông tin xuất bản
NXB
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật
Người dịch:
Năm XB:
Loại sách:
Ebook;
Khổ sách:
16 x 24
Số trang:
502
Quốc gia:
Việt Nam
Ngôn ngữ:
vi
Mã ISBN:
Mã ISBN Điện tử:
978-604-57-7958-3

Trên thế giới, nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý đã xuất hiện từ năm 1215 tại Vương quốc Anh và sau đó lan tỏa ra rất nhiều quốc gia khác. Nguyên tắc này đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành và phát triển việc bảo vệ các quyền con người của pháp luật quốc tế. Theo đó, “Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái” (Điều 1 Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền năm 1948). Mặc dù không thực sự được nhắc đến theo đúng tên nguyên gốc, nhưng nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý đã được pháp luật nước ta đề cập tại Hiến pháp năm 2013 và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tuy nhiên, việc thực thi những quy định của pháp luật liên quan đến nguyên tắc trình tự công bằng, hợp lý vẫn chưa thực sự đạt được như mong đợi.

Đáp ứng nhu cầu tìm hiểu và áp dụng nguyên tắc trình tự công bằng, hợp lý trong lĩnh vực phi hình sự (tố tụng dân sự, tố tụng hành chính) và trong thủ tục hành chính đang ngày càng cao, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý và vai trò bảo vệ quyền con người (Sách chuyên khảo) do TS. Bùi Tiến Đạt, giảng viên Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội làm chủ biên. Cuốn sách gồm 12 chương, chia làm 4 phần, đề cập những nghiên cứu của các tác giả về nguyên tắc trình tự pháp luật công bằng, hợp lý và việc áp dụng các nguyên tắc này trên thực tiễn thi hành pháp luật ở Việt Nam. Cuốn sách là một tài liệu hữu ích cho các nhà lập pháp, các cơ quan tư pháp, các cơ quan hành chính nhà nước, các nhà khoa học, giảng viên, học viên và sinh viên ngành luật trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Bình luận

0/1500

Sách cùng chủ đề

Sách cùng chủ đề

Xem toàn bộ

Sách nổi bật

Sách nổi bật

Xem toàn bộ